Cha cầm mũ trên tay
chị gái dạy chó không
cắn ông lão ăn xin
bà cụ ăn mày …
Lạc Trung - Đại Lải, tháng 10/2007
5.
Q U Ê N
Lạc dấu
hươu nai quên lối mòn về hang đá,
chạm lá cây
hổ không nhớ mình là hổ
dại dột vồ bóng dưới đáy giếng sâu
chạm củ khoai vùi trấu nóng ran
chạm óng mượt tóc dài
chạm vào chính lòng mình
ta quên đi bao chuyện…
chập tối tức giận nổ đom đóm mắt
hận thù trong lòng nửa đêm đã nhạt
dỗi hờn cũng chỉ trong chốc lát
khinh bỉ đáng sợ hơn
dai dẳng mấy ngày …
chỉ đay nghiến chính mình
chẳng ghét bỏ được ai !
Phúc Yên,
3/9/2007
5. HOA CAO SU
- Hoa Cao su chẳng
thơm đâu
cũng không có cả sắc
màu đẹp tươi?
- bao nhiêu tinh chất
một đời
kết thành nhựa
đáp đền người ươm
cây!
Sài Gòn, 17/5/2013
6. CÂY ĐA CỔ THỤ Ở
NGÃ BA ĐƯỜNG (*)
Khi nước mắt Nguyễn
Du ướt đẫm những trang Kiều
Ta đã là gã Đa phong tình
yêu nhiệt cuồng ngây
dại
những nhát chém thử
rìu của cánh tiều phu
chỉ như vết móng tay
mơn trớn của mấy o Đa mái…
mấy trăm năm
những con mắt lá nhìn
cả triệu đôi lứa
hò hẹn thề thốt dưới tán cây này
trăm năm trước chỉ
biết mời trầu
trăm năm sau đã thấy
cầm tay
nửa thế kỉ nữa qua đi -
yêu nhau cởi
áo…
ta thèm khát được làm
người đã bao thế kỉ !
o
Ngày
đêm trút xuống sông Lam núi Quyết
xuống
ngã ba này
bom nổ chậm nổ nhanh
từ B.52
đạn “trăm bảy lăm li”
bắn từ hạm đội
lá rụng trơ cành
không còn nhựa nẩy
thêm búp mới
nhựa cây như máu
người
khô cạn bởi vết
thương
những ngày nắng lửa
những đêm mưa phùn
gió bấc gió lào sấm
rền biển động
thân cây đầy vết đạn
bom
nóng ran
lạnh cóng…
chỉ còn mấy cành Đa cuối
cùng
như cánh tay chỉ lối
đường vào Quảng Bình
đường ra Hà Nội
cành cây lớn nhất chỉ về Tiên
Điền
ra hướng đại
dương
lá cây rụng hết rồi
ngàn mảnh bom băm nhừ thớ gỗ
cây Đa ngã ba đường
rẽ về huyện Nghi Xuân
mọc từ thời Vua
Lê trả kiếm
rễ héo gốc nghiêng
đứt ngọn cụt đầu
đàn chim lạ bới nhặt
những mầm Đa trong đất
bay vút lên trời
về đâu ...
Quốc Oai, 1973
-------------
(*) “Cơn da lách”, theo tiếng địa phương, là cây đa mọc ở ngã ba
đường số Một
và đường về huyện
Nghi Xuân, vốn là hình ảnh quen thuộc đã hàng thế kỉ ...
7. HAI LẦN BỎ PHIẾU
Chỉ cần thêm phiếu
nữa
anh trúng cử vào ban
chấp hành
thiếu một phiếu
cơ hội cuối cùng đời
anh trôi tuột
trong lá phiếu của
mình tôi đã gạch tên anh
hình như bệnh ung thư
thường tìm đến
người ít ngủ người hay thở
dài,
người có nỗi đau
không biết ngỏ cùng ai
dù có dãi bày cũng mấy
ai chia xẻ!
đắng cay ngậm nuốt
thành khối u kết
trong gan ruột
làm tổ ở dạ dày
cái ngưỡng bảy mươi
bao nhà văn nhà thơ
không sao vượt nổi!
anh nằm dán xuống
giường
thày thuốc kín đáo
lắc đầu
bệnh viện đã “chê”
con bệnh
đàn muỗi đói bay qua
giường anh
tìm thịt da người
khác
nếu tổ chức “bầu cử”
để anh khỏi bệnh
tôi sẽ xin vào ban
kiểm phiếu
và làm mọi cách để
đạt kết quả
“hai trăm phần trăm”
cuộc bầu cử gian lận
tưởng tượng
khiến tôi đỏ mặt
anh phì cười
từng giọt nước mắt lăn…
dù kết quả cuộc “bỏ
phiếu” thế nào
anh vẫn phải sớm rời
bỏ thế gian này
không cách gì giữ anh
ở lại !...
Đại
Lải, 13-10-2007
8. NHỮNG NGƯỜI KHÔNG THẮNG TRẬN
Mỗi cuộc chiến tranh, như những trận bóng đá, hòa cũng có
nhưng hiếm, thường thì có bên thắng bên bại. Ít
hay nhiều, thực chất hoặc hình thức, những người lính bên THẮNG TRẬN, còn sống
hay đã chết, cùng với gia đình của họ, thường
thì cũng được ghi nhận công lao và hưởng chút quyền lợi nào đó. Nhưng bên KHÔNG
THẮNG TRẬN, những người lính và
gia đình họ có thể nói là mất hết, mất sạch, mất tuyệt đối, về sinh mạng, quyền
lợi, và cả “danh” lẫn “dự”. Đừng nỡ lên án họ “sao
lại cầm súng cho giặc”, sống trong một đất nước có chiến tranh, dưới sự điều
hành của chính thể nào cũng vậy, dù là “bộ
đội nghĩa vụ” hay “lính quân dịch”, những người đàn ông con trai hoàn toàn
không có quyền tự quyết định rằng mình sẽ “cầm bút”, “cầm búa”, “ôm đàn” hay “cầm súng”.
Gọi nhập ngũ (đi lính) mà trốn tránh, bản thân và gia đình có sống yên ổn được
không?
Nhà tôi cả ba anh em trai và một dâu một rể, 5/5 người đều mặc áo lính, nhưng toàn là lính “cảnh” lính “vô tích sự” - chẳng bắn chết được “địch quân” nào: Anh rể với vợ chồng thằng em phục vụ trong viện quân y, tôi lái xe “cam nhông nhà binh”, rồi dậy học, cả vật lý lẫn cấu tạo xe ô tô ở trường lái xe. Rồi đi học. Rồi lên lớp cho bộ đội “phải thế nọ phải thế kia”. Rồi “mồm cá chép mép tuyên huấn” hát hò đàn sáo vớ va vớ vẩn. Chú em út chưa vợ là sĩ quan “dẫn đường bay” cho Mích ta “tránh” B52. Mỹ, nhờ thế mà cả “năm quân nhân” chả có ai “hy sanh” “chết trận”, chỉ có “bản thân” hai lần bị thương cách nhau 10 năm (1/68 - 1/78) gãy tay và thủng ruột.
Nhưng tôi vẫn thường nghe thường xem các chương
trình phát thanh, truyền hình “nhắn tìm đồng đội”, cốt chỉ để nhìn những tấm
ảnh chụp mờ nhạt của bao liệt sĩ tử sĩ ngã xuống khi chỉ mới 18, 19 tuổi, để
biết có những người lính ngày nhập
ngũ và ngày chết trận chỉ gói gọn trong một năm trời, rất ít người mà “hai
ngày” ấy cách nhau được 5 năm - bằng thời gian
giữa hai kỳ đại hội hội nhà văn, cùng nhiều “đại hội” nhiệm kì của các nghành
các tổ chức khác.
Sau “ba mươi tháng tư”, bên THẮNG TRẬN, với sự tác động
của các cấp chính quyền, đoàn thể, sự giúp sức của nhiều cơ quan truyền thông đại chúng
mà việc tìm hài cốt liệt sĩ tử sĩ còn khó khăn tốn kém đến vậy, số hài cốt tìm
được tuy không có thống kê chính thức, nhưng tôi đồ rằng có lẽ cũng chỉ mới tìm
được vài phần trăm trong tổng số Phần Mộ cần tìm, thì bên KHÔNG THẮNG TRẬN, là Quân lực Việt Nam Cộng hòa, còn nan
giải tới đâu, chắc là chẳng có phần trăm phần
ngàn Mộ phần thất lạc nào được tìm thấy.
Nhà thơ Nguyễn Du đã từng viết “Văn tế thập loại chúng sinh”. Gần đây giới Phật Giáo ở nhiều địa phương còn làm được một việc Thiện hợp ý Trời thuận lòng Người, là giúp hàng triệu chúng sinh có cơ hội sám hối nhằm gỡ bỏ phần nào nỗi trắc ẩn, ân hận day dứt dai dẳng trong lòng, khi “Lập Đàn cầu siêu” cho những hài nhi bị cha mẹ (và xã hội - với chính sách không có con thứ ba) giết chết ngay từ khi còn là bào thai, bằng thuốc độc, panh, kéo, kìm, cặp - được chế tạo từ thép không rỉ - cắt nhỏ rồi lôi ra khỏi bụng những người mà lẽ ra những thai nhi này sẽ gọi là “mẹ”; vậy thì, với hàng triệu người Lính Cộng hòa chết trận, cho dù không có điều kiện đi tìm hài cốt của họ, ta cũng nên có cách nhìn nhận nhân bản hơn, có tình hơn, ít nhất cũng được như Cụ Nguyễn Du, từ mấy trăm năm trước. Nên lập “Đàn Cầu siêu” cho tất cả những ai đã chết vì chiến tranh, Binh lính và Thường dân!
Nhà thơ Nguyễn Du đã từng viết “Văn tế thập loại chúng sinh”. Gần đây giới Phật Giáo ở nhiều địa phương còn làm được một việc Thiện hợp ý Trời thuận lòng Người, là giúp hàng triệu chúng sinh có cơ hội sám hối nhằm gỡ bỏ phần nào nỗi trắc ẩn, ân hận day dứt dai dẳng trong lòng, khi “Lập Đàn cầu siêu” cho những hài nhi bị cha mẹ (và xã hội - với chính sách không có con thứ ba) giết chết ngay từ khi còn là bào thai, bằng thuốc độc, panh, kéo, kìm, cặp - được chế tạo từ thép không rỉ - cắt nhỏ rồi lôi ra khỏi bụng những người mà lẽ ra những thai nhi này sẽ gọi là “mẹ”; vậy thì, với hàng triệu người Lính Cộng hòa chết trận, cho dù không có điều kiện đi tìm hài cốt của họ, ta cũng nên có cách nhìn nhận nhân bản hơn, có tình hơn, ít nhất cũng được như Cụ Nguyễn Du, từ mấy trăm năm trước. Nên lập “Đàn Cầu siêu” cho tất cả những ai đã chết vì chiến tranh, Binh lính và Thường dân!
Đầu hàng Đồng minh
nước Đức phát xít gục
ngã
người Đức không thể
đi tìm
mấy triệu thi hài
lính Quốc xã
rải khắp châu Âu !
Ba mươi năm sau
Hoa Kỳ rút khỏi Việt
Nam
vẫn giàu. Rất mạnh
Quân lực Việt Nam
Cộng hòa không thắng trận
Chính quyền Việt Nam
Cộng hòa xụp đổ tan tành
-“giang sơn gom về
một mối…”
Người Đức bại trận
không thể tìm xác
lính Quốc xã khắp châu Âu
người Mỹ bại trận
“nhờ” Việt Nam tìm
hài cốt lính viễn chinh
người Việt - Thắng -
Trận
dễ gì tìm Mộ phần
đồng đội,
hài cốt thân nhân của mình
người Việt - Không -
Thắng - Trận
càng không thể tìm
xương thịt lính Cộng Hòa
chìm lấp từ Cà Mau ra
Bến Hải…
Sài Gòn, 22/4/2010 (đã đăng trên một số Trang
Mạng)
9. ẾCH KÊU
Ếch kêu khắc khoải
trong thơ
“Sông Lấp” thuở ấy
bao giờ mới thông
“Sông kia rày đã nên
đồng” (1)
đồng nay thành phố,
xóm không có nhà
nào đâu gốc gạo cây
đa
Thần không chỗ ngụ, bóng
ma vật vờ (2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét