TOÀN BỘ
THƠ & TRƯỜNG CA:
ĐÃ XUẤT
BẢN & CHƯA XUẤT BẢN
Của Nguyễn
Thái Sơn
5 TẬP
Đ Ã X U Ấ T B Ả N:
1. Muộn
(1988),
2. Đi
Tìm (1992. in xong không phát hành),
3. Vé Khứ
hồi (1995),
4. Tên
rơi trước mặt (2007),
5. Chiến
tranh - Chín khúc Tưởng niệm (Trường ca, 2009)
_________________________________________________
M U Ộ N
Tập Thơ, Nhà Xuất bản Văn Nghệ TP. HCM, 1988
(41 bài, dưới đây có 38
bài, sẽ bổ xung tiếp)
01 Mẹ, 2 Đối thoại, 3 Thu, 4 Biển, 5 Người thợ ảnh già và tấm ảnh
mẫu,
06 Hồ Tĩnh Tâm, 7 Lạc, 8 Làng, 9 Băn khoăn, 10 Rau và hoa,
11 Vô tình, 12 Núi Vọng phu, 13 Cây móc, 14 Kỉ niệm Trường Sơn,
15 Giao thừa,
16 Từ trái tim…, 17 Vậy mà, 18 Áo lính, 19 Quên, 20 Dây bầu
21 Tắm đầm sen, 22 Bưởi đào, 23 Gia đình, 24 Người năm ấy Hội
Lim, 25 Nón bài thơ,
26 Khát, 27 Say, 28 Hoa hồng, 29 Đồng thời, 30 Gió Nồm gió Bấc
31 Chỉ một lần, 32 Gió hiền gió dữ, 33 Gặp mưa, 34 Hoa – Trái,
35 Quà tặng
36 Cả tin, 37 Muộn, 38 Không đề
1.
Trời Cao
gây bão dông
Trời Cao
làm sấm sét
Trời Cao
làm gió làm mưa
nhưng muôn đời cằn khô
Nước không ở trên mây
xưa
nay
Nước về với Đất
ở dưới sâu Nước càng trong
sạch…
(SG, 1988)
2.
Bị nhát búa phũ phàng (NHỚ
SỬA LẠI)
gỗ Cẩm Lai thành củi
gặp bàn tay giả dối
đất cát hoá Tượng Đài
có thể đập nát
những Tượng những Đài đắp
bằng bùn đất
nhưng cứu làm sao được Cẩm
Lai đã hoá tro than
tội nghiệp bao con sông lạc
dòng
chết khô trên
sa mạc
oan uổng những Trương Chi
tài hoa
Hồn ẩn gỗ Bạch Đàn !
(SG,1987)
Bị nhát búa phũ phàng
gỗ Cẩm Lai thành củi
gặp bàn tay giả dối
đất cát hoá Tượng Đài
có thể đập nát những Tượng
những Đài đắp bằng bùn đất
nhưng cứu sao được Cẩm Lai
đã hoá tro than
tội nghiệp bao con sông lạc
dòng
chết khô trên
sa mạc
oan uổng những Trương Chi
tài hoa
Hồn ẩn gỗ Bạch
Đàn !
(SG,1987)
1. Mẹ
Hạt cơm ngon dẻo Mẹ nấu sớm
hôm
làn gió mát thơm từ tay Mẹ
quạt
khúc ru dịu ngọt - ánh mắt
Mẹ nhìn
lo buồn đời Mẹ - cây rừng
không tên…
2. đối thoại
Bị nhát búa phũ phàng
gỗ Cẩm Lai thành củi
gặp bàn tay giả dối
đất cát hoá Tượng Đài
có thể đập nát
những Tượng những Đài đắp
bằng bùn đất
nhưng cứu làm sao được Cẩm
Lai đã hoá tro than
tội nghiệp bao con sông lạc
dòng
chết khô trên sa mạc
oan uổng những Trương Chi
tài hoa
Hồn ẩn gỗ Bạch Đàn !
SG,1987
3. mùa Thu
Mùa Hè - sa mạc khô cằn
ta như sông nhỏ
nước dần cạn khô
vạt mây chuyển vụ đã thưa
nắng nôi oi ả theo mưa
tan rồi
mùa Thu hào phóng cho tôi
cỏ mềm gió ngọt chân trời
xa xanh
suối hồ đầy ắp trong lành
em
riêng em
vẫn mong manh xa vời…
Hà Nội, 1979
4. biển
Khi lặng sóng dịu dàng êm ả
đằm thắm như thiếu phụ đa
tình
dông bão, biển muốn nhận
chìm tất cả
như kẻ say rượu đánh ghen
không muối máu đỏ thành
đen
không mưa đồng ruộng thành
sa mạc
lòng biết ơn biển sẽ trọn
vẹn
nếu không có biết bao con
tàu đắm
những trận bão tràn vào từ
biển giật đổ nhà
giống tình em
biển
đầy ắp lại vơi
ta tìm em - sóng đuổi nhau
ào ạt
chẳng gặp cả đến khi đầu bạc
tan thành bọt trên bờ sau
chớp mắt gặp nhau…
sóng tạo gió hay gió làm
sóng vỗ
đã có ai dò được biển nông
sâu
biển lân tinh khép mở vô hồi
mang hương vị ngàn dòng
sông lớn
những năm ở rừng nặng lòng
thương
trước đại dương mình chợt
lạ chính mình
5. người thợ ảnh già và tấm ảnh mẫu
Chụp hàng nghìn người
vẫn chưa có tấm ảnh vừa
lòng bày mẫu
đạp xe lang thang,
chơi với trẻ chăn trâu
trên cánh đồng làng…
người thợ già chụp “đốt
phim” hàng trăm kiểu ảnh
không phải trả tiền
bọn trẻ còn được ăn kem ăn bánh
trước hiệu ảnh Hoàng Hà
treo tấm ảnh cậu bé xứt răng
áo nâu đứt khuy mảnh vá dọc
ngang
tóc ba chỏm trái đào
đôi mắt đen hơi xếch
đường số Một băng qua đây
quân ra trận đi suốt đêm
ngày
nhiều người lính già mỉm
cười nhìn tấm ảnh
tám năm chiến tranh
Phủ Lý không còn nguyên vẹn
một căn nhà
trẻ em ra đời
ít hơn số mồ mả có thêm ở
bãi tha ma
không đi sơ tán
người thợ ảnh già ở lại chụp
cảnh phố phường đổ nát
những đoàn tàu chở lính đi
qua
đoàn xe quân sự cháy, máy
bay phản lực cháy…
những tấm ảnh không có ai
đến lấy
cụ thợ già nhận ra chiếc
răng xứt
bộ ngực nở căng sau lần áo
đôi mắt xếch thân quen
từ bức ảnh các chiến binh
giữ thành Quảng Trị
bàn tay gầy guộc cầm tờ
báo run run
cặp mắt kính nhoè
người thợ già mất đã nhiều
năm
người qua đường vẫn mỉm cười
nhìn cậu bé…
Phủ Lý, 1972
6. hồ Tĩnh Tâm
Tặng Hoàng Tiểu Trinh
Hồ tròn sóng sánh kề nhau
đường êm lá rụng tách màu
nước xanh
thuyền nan một lá mỏng
manh
gác chèo, em ngắt những
cành hoa sen
vẫn chưa có cớ làm quen
thuyền nan đã vắng, mùa
sen tàn rồi
long lanh hồ vẫn song đôi
Tĩnh Tâm mà dạ bồi hồi, cớ
chi…
Huế, 1977
7. lạc
Thuận lối mòn
ngơ ngác
lạc vườn ai
cỏ ba lá níu chân
vườn cây vàng nắng muộn
mận dở ngọt dở chua
người hái vừa kịp lớn
hết lạc đường
chẳng lẽ lại lạc nhau…
8. làng
Để lại tổ chim sâu phập phồng
chùm lá nhãn
những nét vẽ gạch non đỏ
quạch góc sân đình
những cánh diều đắng ngắt
nhựa sung
vài sợi áo vướng gai cành
táo (…)
(Sẽ bổ xung phần còn thiếu)
9. băn khoăn
Gỡ ba lô nghỉ lưng chừng
núi
mây dông vần vũ đổ về xuôi
nhà tre mái lá trưa lọt nắng
em có dặm thêm mấy lá gồi
?...
10. rau và hoa
Nghe nói cô hàng hoa khá
sinh
da trắng mịn, mắt đen
trong vắt
cô bán rau thường hay lườm
khách
hai người bán hàng gần ngõ
nhà tôi
sau mỗi ngày đứng máy áo
thợ đẫm mồ hôi
lại qua chợ mua rau mua mắm
chỉ đứng từ xa trộm ngắm
cô hàng hoa
chẳng dám ghé bao giờ
có bao nhiêu sắc hoa
hoa có nở theo mùa
chỉ thạo mùa hè rau dền
mùa thu rau cải
cứ giật mình cứ lạ cho
mình mãi
yêu cô hàng rau thật ư
yêu tự khi nào ?
hoa bày phòng cưới hoa tặng
cô dâu
bước đến hàng hoa
lần đầu
rụt rè
bỡ ngỡ
hình như em giật mình
hình như ta nghẹn thở
hình như bao năm thất lạc
hình như vừa tìm thấy nhau
sao em lại mở hàng hoa
không bán gạo bán rau ?
11. vô tình
Về làng
sau chín năm ra trận
người lính vội sang thăm
cô bé láng giềng
vừa kịp hai mươi tuổi
- em tươi non
em xinh đẹp
em tròn đầy…
người lính trầm trồ ca ngợi
chẳng nhận ra người mẹ
tóc đã bạc nửa đầu…
12. núi Vọng Phu
“Hòn Vọng Phu đứng đó
chẳng biết tự bao giờ
dáng lặng lẽ chơ vơ
đau đáu nhìn sóng nước
cuối mùa đông giặc đến
bạt núi xây bốt đồn
mỏm đá hình đứa con
mìn nổ tung, vụn nát…”
Mẹ ôm tôi thêm chặt
giọng nghèn nghẹn ngậm
ngùi
nỗi buồn đau một thời
khúc ru thêm khắc khoải
núi Vọng Phu sụt lở
cây rừng cháy thành than
máy bay giặc từng đàn
ngày lại đêm bắn phá
người mẹ đá dịu hiền
người vợ đá bất hạnh
hứng đạn bom cho người
nứt rạn thành ngàn mảnh
trên đỉnh núi Vọng Phu
ngọn hải đăng nhấp nháy
như mắt thức đêm đêm
dẫn lối những con thuyền
từ biển khơi bão táp
đàn ông lại trở về
xóm chài trong đêm khuya
vách liếp hồng ánh lửa
những bàn tay người vợ
xoa dầu nóng lưng chồng
hòn Vọng Phu đứng lặng
sương đọng ứa thành dòng…
muốn tìm tảng đá non
tạc hình hài đứa trẻ
ghép vào tay đá mẹ
Vọng Phu khỏi Vọng Con
1983
13. cây móc
Lá tròn từng tán xoè như
nón
chùm tơ óng mượt xoã lưng
cây
hiểu lòng lính trẻ nơi rừng
thẳm
mượn dáng thay hình
em đứng đây ?
Khâm Muộn, Lào, 1966
14. kỉ niệm Trường Sơn
Hết chiến trận rồi anh về
lại Trường Sơn
rẽ đá vạch cây tìm về lán
cũ
không còn tiếng máy bay gầm
rú
nao lòng nhớ thương những
ánh đèn đường
xe Zil ba cầu rách bươm
xác cháy lấp cây rừng
sắt thép rồi cũng tan
nói gì xương thịt !
những em thanh niên xung
phong đa tình
tóc đen như than
má thơm thị
chín
lái xe ngủ ngày thức đêm
ai còn ai mất về đâu nằm
đâu?...
cỏ phủ xanh những hố bom
xanh ngắt nước mưa
hoa “đừng quên” chẳng biết nhớ ai
nở trắng vùng trọng
điểm
sạp nứa phủ dây bìm
dẫy lán vẹo xiêu rối bời
tơ nhện
tóc rối mấy nhùi áo khăn
vài mảnh
người đi rồi rừng khép
hoang lạnh
bình yên
mùa mưa này anh trở lại
Trường Sơn
tháng bảy mưa Ngâu nước
tràn trên lá
núi vẫn thế, rừng không
khác lạ
bứa chin ngọt chua, hạt dẻ
đắng bùi
trời ăm ắp mây mây mòng mọng
nước
giống mắt
người
sấm rền rĩ chuyền theo khe
núi
cây bật gốc cuốn theo lũ xối
nào có quên Trường Sơn của
em đâu !
đi dò tầng than
đi kiếm mạch dầu
xếp đá ngăn sông tìm nguồn
điện sáng
nếu em lại là em ngày nào
-“ mười bảy trăng già - trăng non mười tám !”
hãy cùng anh một lần về lại
Trường Sơn
ta sẽ chọn vạt đồi lộng
gió
xếp thật nhiều cành héo
cây khô
lửa sáng góc rừng
đất trời mù mịt khói
bõ những tháng năm
cười thầm
khóc nghẹn
che đèn
giấu lửa
ngày
xưa…
Tam Điệp, 1976
15. Giao thừa
Có thể biết nhụy hoa khi
nào thành mật ngọt
hạt gạo hoá giọt rượu nồng
cây gió bao năm kết trầm
trong ruột…
nhưng phút giao thừa của đời
ta làm sao bết được
có phải đó lần đầu
được cô gái xưng em.
16. từ trái tim…
Làm sao biết tên các em
những thanh niên mười tám
mười chín tuổi đời
những nữ sinh ít nói hay
cười
làm sao biết tên các chị
các anh
người mặc áo bảo hộ lao động
màu xanh
người mặc áo nâu vá
làm sao biết tất cả
những người hiến máu mỗi
sáng thứ tư
thanh thản như đi làm đồng
vào xưởng thợ
máu thanh khiết nên không
cần lọc
từng giọt từng giọt từ động
mạch chắt ra
người Sơn Tây, người đến từ
những tỉnh xa
máu nghĩa máu tình thắm đỏ
chảy thẳng vào tim chúng
tôi
nhiều thương linh mê man rồi
nhiều người lính hơi thở mỏng
manh
động đậy cặp môi nhợt
nhạt
hồi sinh nhờ máu khác
tóc cháy quăn lại xanh
thịt xương lại lành
không biết máu của ai chảy
trong huyết mạch
gặp người nào chúng tôi
cũng nghĩ
họ đã san sẻ máu cho mình.
Những ngày điều trị vết thương, Viện Quân y 105 Sơn Tây, 1979
17. vậy mà…
Ra Giêng Mẹ đã sáu lăm
có dâu có rể mấy năm
vậy mà…
con xin tạ lỗi Mẹ Cha
người ta tuổi ấy
Ông Bà đã lâu
nào ai “vận động” gì đâu
không vì con rể con dâu
vậy mà
khát khao con cái, Mẹ Cha
vắng tiếng trẻ quấy cửa
nhà buồn tênh
bao năm vẫn chỉ nhà tranh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét