Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

TÊN RƠI TRƯỚC MẶT I

TÊN RƠI TRƯỚC MẶT
Nhà Xuất bản Quân đội Nhân dân, 2007 NGƯỜI ĐÁNG ĐƯỢC VÀO Ghi - nét“
(Hà Nhân, Báo Hà Nội mới cuối tuần, ngày 31/5/2008)

(“…Nguyễn Thái Sơn là người trẻ tuổi nhất của nước ta từ trước đến nay đoạt giải thưởng thơ của tuần báo Văn Nghệ và rất đáng được vào Ghi - nét Việt Nam. Ngay từ khi còn học Cấp Ba, Nguyễn Thái Sơn đã thành danh rồi…”)
_____________________

Sau 12 năm, nhà thơ Nguyễn Thái Sơn mới in tập thơ nữa qua Nhà xuất bản Quân đội nhân dân vào cuối năm ngoái. Tập thơ mang một cái tên khá ấn tượng: “Tên rơi trước mặt”. Tập thơ có những câu thơ rất dễ thương viết về những người lính trẻ đi dọc Trường Sơn một thuở:
   “Một thời chiến tranh mấy thời thiếu đói/ Mười bảy tuổi hành quân dọc Trường Sơn/ Dép rộng rút quai, quần dài xén ống/ những người lính vừa đi vừa lớn…” có cả những câu thơ thật thi sĩ đầy tiếc nuối:
   “Các em cứ hồn nhiên, hồn nhiên đến vô tâm/ Ta cũng từng hồn nhiên, từng vô tâm như thế/ Muốn đổi mười năm lấy một ngày tươi trẻ/ Dầu đầy ắp trong phao bấc đừng nỡ lụi tàn…” và còn có cả những câu thơ luôn đau đáu về một thời hoa lửa nữa:
   “Hải Vân rừng bên này/ Hải Vân biển bên kia/ Những toa tàu nghiêng phía Hải Vân Đông - khách say mê ngắm biển/ Núi xanh thẳm bạt ngàn hoa sim tím/ Được mấy người còn nhớ Hải Vân Tây!...”.
   Cách đây không lâu tôi gặp tôi Nguyễn Thái Sơn tại Hà Nội. Ông vui vẻ cho biết: “Từ ngày nghỉ hưu, tôi càng có điều kiện đi đây đi đó để viết…Hiện tôi ở Sài Gòn và năm nào cũng đến Tây Nguyên, ra Hà Nội, lên Tây Bắc dăm tháng…Với tôi, cái sự viết đã ăn vào máu rồi. Không đi, không viết là không chịu nổi”.
   Nhà thơ Nguyễn Tùng Linh nhắc lại: “Nguyễn Thái Sơn là người trẻ tuổi nhất của nước ta từ trước đến nay đoạt giải thưởng thơ của tuần báo Văn Nghệ và rất đáng được vào Ghi - nét Việt Nam. Ngay từ khi còn học Cấp Ba (Trung học Phổ thông - Mai Thanh chú thích), Nguyễn Thái Sơn đã thành danh rồi. Mới đấy mà đã bốn mươi mấy năm rồi…”.
   Về nhà, mở cuốn “Giải nhất văn chương” mục Thi thơ văn 1965 do Nhà Xuất bản Hội Nhà văn ấn hành năm 1998 nhân kỉ niệm Báo Văn Nghệ 50 tuổi, tôi bắt gặp những dòng chữ:
   “Thi Thơ Văn 1965, phần văn không có Giải Nhất; giải nhì: Vương Lan, Dương Thị Xuân Quý; giải ba: Mai Văn Tạo, Nguyễn Thị Ngọc Tú, Tào Mạt và Hoài Giao, Trần Tự và phần thơ: Không có giải nhất; giải nhì: Văn Thảo Nguyên, Thái Giang, Mai Thanh Chương; giải ba: Hoàng Hưng, Nguyễn Thái Sơn”.
 



1/ Không thể, 2/ Trận giả trận thật, 3/ Ảnh thờ, 4/ Chị tôi, 5/ Kỉ niệm ở rừng, 6/ Mây trắng,
7/ Bạch Tuyết ở Trường Sơn, 8/ Biên thùy, 9/ Hỏi giá trước, 10/ Kẻ hủy diệt, 11/ Một thời cổ tích,
12/ Đừng quên, 13/ Xứ Bắc, 14/ Chợ quê, 15/ Trường huyện vùng chiêm, 16/  Tiếng đêm,
17/ Ngậm ngùi, 18/ Hải Vân Tây, 19/ Về Bắc, 20/ Bài thơ tình ở Hà Nội, 21/ Một nửa đi tìm,
22/ Rác và trẻ thơ, 23/ Từ giã chính mình, 24/ Dỗi hờn, 25/ Hai nhà, 26/ Tin nhắn,
27/ Thơ vui tặng mình, 28/ Bèo, 29/ Vòng tròn vô định, 30/ Tên rơi trước mặt, 31/ Độc thoại,
32/ Nói thầm, 33/ Oan khiên, 34/ “Nhà tình nghĩa”, 35/ Ngựa tàu cau, 36/ Ba mươi sáu chữ,
37/ Nuốt lời xin lỗi, 38/ Gặp nấm mộ người cùng quê ở Tây Nguyên, 39/ Mả tù, 40/ Hoa Quỳnh,
41/ Nghệ Sĩ, 42/ Buồn vui, 43/ Thời gian, 44/ Bạn thơ nghèo, 45/ Thơ & người làm thơ 

1. không thể

 - Ai chẳng thế...
 - Nhưng tôi không thế !...

 chỉ vì mình không thể như ai

2. trận giả trận thật

Tàu chuối làm kiếm
bẹ dừa uốn cung tên
chia phe địch phe ta mải mê chơi trận giả
bãi sông hoá chiến trường
trâu bò thành chiến mã

sau những trận đánh
mấy đứa tử trận nhỏm dậy toét miệng cười
bên thua làm ngựa bên thắng nhong nhong cưỡi
cùng mở tiệc khao quân
cua nướng, ổi xanh chấm muối…

                              O

Một thời chiến tranh mấy thời thiếu đói
sau bữa ăn bọn trửe vẫn thèm cơm
mười bảy tuổi hành quân dọc Trường Sơn
dép rộng rút quai, quần dài xén ống
những người lính vừa đi vừa lớn…

ngày nào chơi trận giả
                          bây giờ đánh trận thật
lựu đạn gang lạnh toát - không là bưởi rụng
súng AK thay khúc tre non
xưa choảng nhau bằng gốc rạ vốc bùn
những viên đạn gioè xé tan lồng ngực
mảnh bom găm đứt ruột
mìn cóc phạt gãy chân
mực mồng tơi vương vạt áo học trò
máu nóng đỏ ướt đầm áo lính

ngày nào ham chơi trận giả
mẹ cha quát mắng đét roi
đánh trận thật, những người con chết thật
mẹ cha khóc dập khóc vùi
chiến tranh không phải trò chơi con trẻ !

3. ẢNH THỜ

Những năm sáu mươi
người quê tôi chưa mấy ai chụp ảnh
khai sinh ở nhà khai tử ra đồng
người chết yên mộ người sống yên lòng

cuống nhau mục cùng nồi đất
núm rốn khô trong ống tre
bao trai làng ra trận không về
viết mấy hàng bia đắp hờ nấm mộ
chọn Rằm tháng Bảy làm giỗ

người hoạ sĩ già lang bạt khắp xóm quê
dựng ảnh thờ liệt sĩ
rượu cạn đáy chai
nhập thần
vung bút vẽ

những liệt sĩ từ vô định bước ra
khuôn mặt khắc khổ như cha
đôi mắt lo toan giống mẹ
vầng trán dô của chị
cái miệng vễ theo miệng em trai…
các anh hiện dần vóc dáng hình hài
trở về từ chân mây góc biến

người hoạ sĩ thả rơi bút vẽ
bức ảnh thờ hoàn thành
lúc bố ôm ngực thở dốc khô khan
mẹ nức nở
            gọi tên con
                                 lạc giọng…

SG, 2005

4. chị tôi

Sáng đi chợ Tết tối lên chùa
áo vừa cắn chỉ tóc đương khô
cơm canh đã nguội trên bàn cúng
chị ngồi như đá đợi giao thừa

mèo cuộn trong lòng cún dưới chân
gió đêm chớm lạnh bếp nguội dần
cành đào hết nụ hoa bung cánh
bấm tay đếm ngược những mùa xuân

Cái thời chanh cốm ở Trường Sơn
chị tôi đằm thắm nhất cung đường
khiến núi si mê rừng ngây dại
lấy hết dung nhan chiếm sắc hương

một bàn một ghế một chăn đơn
nắng vênh cánh cửa gió lệch giường
quanh năm đã vắng xuân càng vắng
chẳng dám ngôig lâu trước tấm gương

bói Kiều mùng một Tết dược may
 tre nổi chồi măng én gặp bầy
quà xuân mừng chị tranh em bé
chị ôm tờ giấy chợt run tay.
                                  
Tháng 1 - 1999

5. kỉ niệm ở rừng

Thưở ấy ở rừng
em như cây trúc xinh chưa đủ lá cành
anh thật thà như khoai chiêm đầu vụ
mười bảy tuổi
áo con gái con trai cùng màu cỏ úa
khôn lớn với rừng xanh thương nhau ở rừng xanh
nụ hôn lính nồng nàn vụng dại
chưa quen hát tình ca
thuộc làu khúc quân hành

cách nửa vạt rừng suốt mùa khô không gặp
em sạp nứa nhà hầm anh mắc võng rừng lim
Trường Sơn ngày bọn giặc trời quấy đảo
bộ đội Đường mòn làm chủ Trường Sơn đêm

những cô gái hao hao vóc dáng em
mặt nhoà bụi đất khói bom
mờ ảo đêm đêm lưng thon áo trắng
bên vách núi bên hút sâu vực thẳm
các em như bày tiên áo trắng dẫn xe nhích bánh qua cầu
ánh trăng muộn xuyên tán rừng săng lẻ
mờ đục ánh đèn gầm chẳng dễ nhận nhau

những chiếc xe ba cầu tránh đạn cháy trơ khung sắt
bom hơi thổi bay nóc hầm
bom khoan xuyên mặt đường nổ thầm trong đất
sức vóc như các anh còn vẹo siêu sau cơn sốt rét
bao cô gái mềm yếu như em nằm lại khắp rừng
mưa mục gỗ bia lũ mxoá mộ phần

                                              O

Chỉ những nụ hôn lính nồng nàn vụng dại rồi xa
xa mãi…
hết chiến tranh anh về quê em
buồng cau cột nhiễu điều hũ rượu trùm lụa đỏ
tìm mẹ cha nhận quê nhận họ
cha mẹ vợi bớt nỗi đau trong lòng
con gái bạc phận đã có người nhận làm chồng

cha chèo thuyền đưa anh ngược sông Cầu mùa lũ
sách vở học trò
áo khăn em một thời thiếu nữ
chìm vào nước sông…

1999 - 2006

6. mây bạc

Trường Sơn một thời không thể nào quên
những binh đoàn sống dưới rừng hoang
xa Trời gần Đất
ngủ đứng ngủ treo
lính trẻ lưng còng dáng lệch
mười chín, hai mươi tóc đã trắng đầu

cô gái thanh niên xung phong tóc rụng da nhàu
những năm ở rừng bàn tay không ai nắm
nhìn bầy vượn bế con gạt thầm nước mắt
đêm đêm dây võng xoắn đứt vỏ cây
chuyền nhau lược gãy soi chung gương rạn
tuổi xuân mòn vẹt mỗi ngày

thức ăn gắp trước canh nhạt chan sau
mặc áo mới mỗi khi lên sạp nứa
chẳng thể tránh thứ bom toạ độ
thường rơi bất thần giữa giấc ngủ bữa ăn

mảnh bom phạt ngang
rắn độc quấn chân
chất độc da cam ngấm vào cây cỏ
xe chạy thâu đêm
đường mòn thành đại lộ
đồng đội tôi sống chết bám đường
giữ xương sống Trường Sơn
khơi huyết mạch Trường Sơn

O

Rừng trụi lá mầm non lại mọc
những hố bom năm tháng sẽ lấp đầy
hai chục ngàn lính Trường Sơn ngã xuống
núi rừng mềm đá lệch cây

đom đóm chập chờn bay như sao rụng đầy trời
chim đa đa nhớ nhà hót thâu đêm trăng sáng
những loài phong lan lạ chưa có tên
lặng lẽ nở lặng lẽ tàn
đợi Mùng Một ngày Rằm mỗi tháng

con đường huyền thoại Trường Sơn
năm tháng nắng mưa xoá dần dấu vết
hai chục ngàn linh hồn bất diệt
 - Lá Xanh ngang cây
                                  Mây Bạc lưng trời…

7. Bạch Tuyết ở Trường Sơn

Mười sáu tuổi em sống với rừng
áo thanh niên xung phong rộng như đi mượn
em thành Bạch Tuyết ở Trường Sơn
vá may múa hát nấu cơm
các chị các anh sốt rét trọc đầu
dành cho em chùm hạt dẻ ít gai
mảnh tổ ong lắm mật
xếp em ngủ ở góc hang đẹp nhất
tóc em vẫn đen dài
mọi người nhìn vơi mệt nhọc
mụ phù thuỷ trong cổ tích cưỡi chổi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét