mắt dại
lòng say…
cả cuộn phim chỉ hỏng
một kiểu này.
23. không đành
Tình cũ nhạt rồi
Người xưa dã biệt
ngòi bút còn trơn
chữ còn sắc nét
nửa tập giấy thơm
nửa xấp phong bì
mực còn nửa lọ
ngậm ngùi
giấu đi…
tình yêu lại đến
rố bời long anh
bút cũ giấy cũ
chẳng nỡ
không đành…
24. tình yêu ở tuổi bốn mươi
Tuổi mười lăm tình
yêu chợt ghé qua
như xét đánh
lửa bén rừng cổ thụ
cháy lá khô cháy cành
cháy vỏ
dòng nhựa ứ đầy
mạch gỗ vẹn nguyên
thanh khiết hạt sương
đêm
nhấp môi nguôi khao
khát
yêu ghét dỗi hờn
nước cửa sông khi đằm lúc nhạt
anh - trăng khuyết mười hai
em - mía nhạt tháng
mười
o
Đến với nhau
tình
yêu tuổi bốn mươi
mật kết hạt đáy vò
bưởi hồng đào héo vỏ
cây trút lá, nước
tràn bờ dâng lũ
gió đổi chìều
bão dật cấp mười lăm…
lửa dẫn vào cây ruột
gỗ rực than hồng
lặng lẽ cháy
cháy đến thành tro
bụi
ta yêu nhau
yêu đến chẳng còn
mình…
25. day dứt
Trao những nụ hôn mật
ong hoa bưởi
trái tim em nhận lại bao
vết xước
một đời Con Gái dang
dở
dở dang
em nuốt lệ
chẳng giận hờn tiếc
nuối
năm tháng đốt lòng ta
rấm rứt nọc kiến
vàng…
26. nửa đêm và một ngày
Những người lính hành
quuân rách giày vẹt dép
dằng dặc Nghệ An, Hà
Tĩnh, Quảng Bình…
vai bầm quai súng
lưng dại balô
sau trận bom hủy diệt
nhà ba gian thành tro
than
nhà sáu người chỉ còn
em
chiếc ổ rơm dươi hầm
tránh bom
ấm
êm
nồng nàn thế…
sống thầm lén với
nhau
nửa ngày
nửa đêm
măt trời lặn
đơn vị hành quân tiếp
mười mấy năm trời
chiến tranh dằng dai khốc liệt…
ngày bị thương trở về
làng em chỉ còn tên
gọi
ngổn ngang hố bom gốc
tre
không gặp ai để chào
mà hỏi
em còn hay mất
ổ rơm ấy
con trai
hay con gái ?...
27. trú
mưa
Mái
hiên như gọi như mời
một
người cùng với một người
trú
mưa
phố
nghèo
xe vắng
nhà thưa
tường
rêu
tí
tách giọt mưa
xẫm
dần...
phập
phồng bóng nước đầy sân
mưa
dày mưa mỏng, giọt gần giọt xa
gió
nghiêng, mưa hắt ướt nhà
biết
rằng mưa thật hay là mưa trêu ?
cơn
giông nghiêng ngả suốt chiều
con
đường đã nhận thật nhiều lá bay
liêu
xiêu cây nép vào cây
lang
thang mây dạt vào mây từng chùm
thế
rồi mỗi kẻ mỗi phương
trách
ai lại gọi "Tạm thương" làm gì? (*)
cánh
khô, chuồn đã bay đi
Trời
mưa bong bóng...
còn gì nữa đâu !
Hà Nội, 1990
________________
(*) Tạm Thương: tên một ngõ nhỏ ở Hà Nội.
28. sở hữu
Nhớ Bích Ph
Tôi chiếm hữu em
- những tấm ảnh chụp gần
sở hữu em
- những cuộn băng từ
tiếng cươi tiếng nói giọng
ca của em
đầy ắp căn phòng độc thân
ngày đêm
em bị cầm giữ trong
căn phòng chật
thay áo
tôi
vào chỗ khuất…
29. ao
nông cá vượt
Mũi
kim gẫy giữa đường may
chỗ kia tràn nước, nơi này cơm khê
bao nhiêu người đổ ra hè
phố phường tắc nghẹn, ngựa xe chợt dừng
pháo nghênh pháo tiễn pháo mừng
dập dìu bên ấy rưng rưng bên này
dây diều đã vuột khỏi tay
chỗ kia tràn nước, nơi này cơm khê
bao nhiêu người đổ ra hè
phố phường tắc nghẹn, ngựa xe chợt dừng
pháo nghênh pháo tiễn pháo mừng
dập dìu bên ấy rưng rưng bên này
dây diều đã vuột khỏi tay
người
xinh nhất tổng bữa nay lấy chồng
xe hoa nửa trắng nửa hồng
tàn thu, ngọn gió lúc đông lúc nồm
mẹ ơi xin mẹ đừng buồn
lỗi tại con, chỉ vì con vụng về
người ta “trả lễ”
xe hoa nửa trắng nửa hồng
tàn thu, ngọn gió lúc đông lúc nồm
mẹ ơi xin mẹ đừng buồn
lỗi tại con, chỉ vì con vụng về
người ta “trả lễ”
rồi đi
ngẩn ngơ khắp huyện, riêng gì nhà ai
đau lòng cả đám con trai
ao nông cá vượt ra ngoài sông sâu
ngẩn ngơ khắp huyện, riêng gì nhà ai
đau lòng cả đám con trai
ao nông cá vượt ra ngoài sông sâu
nhạt vôi, héo cả cau
trầu
từ khi người ấy làm
dâu đất người
sân rêu lớp lớp lá
rơi
buồn chia khắp xứ
ngậm ngùi cả quê…
Hà Nam, 1992
30. chuyện tình không tên
Sau
trận bom cánh rừng nghi ngút khói
đại đội
thanh niên xung phong lại khuyết mấy người
chọn
quãng vắng em đằm mình trong suối
nước
mát lành làm dịu bớt nỗi đau
xe tôi
đợi thông đường, nép dưới bụi tre gai
tên
tuổi nhau chúng mình chưa kịp hỏi
bàn tay
em níu vai tôi
tin cậy
- bàn
tay vừa vuốt mắt bạn chiều nay
mảnh
bom sắc lẻm
cơn sốt
rung cây
cánh
võng vải hoá thành “tấm liệm”
thuở
giặc giã đời người nhanh như đếm
gặp lần
này chắc gì có lần sau
thươn
yêu
vội vàng
chẳng ai nỡ tiếc nhau
nụ hôn
thời chiến tranh nửa ngọt ngào nửa đắng
phút
hoà nhập hai cuộc đời trong trắng
rừng
chuyển gió ngả nghiêng
sao
băng vạch chéo trời…
tôi hai
mươi
em cũng
sắp hai mươi
dãy đồi
ấy tên gì
cánh
rừng bao nhiêu tuổi ?
lưng ép
lá khô
cỏ rối
cùng tóc rối
nửa đêm
thông đường
tay đành
gỡ tay nhau…
chỉ
vậy
rồi xa
có gặp lại đâu
Máu với
Thịt mà như là sươg khói
em về
được quê hương hay thành tro bụi
thế hệ
mình
bao chuyện hoá
không tên
!...
Bao
năm xa xứ lìa nhà
lại về phố chợ Ngọc Hà rêu phong
Vườn em cây trái đèo bòng
muốn vào
lại về phố chợ Ngọc Hà rêu phong
Vườn em cây trái đèo bòng
muốn vào
e
giậu xương rồng răng
cưa…
Ngang chiều thoảng một cơn mưa
giọt mau hoa cúc giọt thưa hoa nhài
Heo may
rét lộc rét đài
ao mình mình vá
cậy ai bây giờ !...
ao mình mình vá
cậy ai bây giờ !...
Làng hoa Ngọc Hà, 1988
PHẠM NHẬT LINH
khúc bâng khuâng ngày về...
Nhân đọc bài thơ "Phố cũ" của nhà thơ
Nguyễn Thái Sơn
http://vnca.cand.com.vn/vivn/lyluan/2011/6/56025.cand
Với một dân tộc từng phải gánh chịu những cuộc chiến
tranh kéo dài (thế giới có người nhận xét cuộc chiến tranh ba mươi năm: 1945-
1975 của nhân dân ta là cuộc chiến tranh dài nhất trong thế kỷ), con người hết
ly tán rồi sum vầy, chia xa rồi gặp lại, thì cảm hứng "lại về" đã trở
thành một trong những nội dung quen thuộc được đề cập tới trong văn học. Ta còn
nhớ thơ "Ngày về" của Nguyễn Đình Thi, thơ "Lại về" của Tố
Hữu cùng ghi dấu ngày tiếp quản Thủ đô năm ấy. Nguyễn Thái Sơn là nhà thơ gắn
bó với đất Hà Nội đã nhiều, và đã lâu (hiện anh đang sống ở thành phố Hồ Chí
Minh). Trong một lần "về lại" chốn xưa, anh xúc động viết bài thơ
"Phố cũ". Những câu thơ mở bài nghe thật xao xác:
Bao năm xa xứ, lìa nhà
Lại về phố chợ Ngọc Hà rêu phong
Lại về phố chợ Ngọc Hà rêu phong
Chỉ
hai chữ xa xứ, lìa nhà (xa lìa là những chữ vốn đi liền, nay tác giả cắt rời)
đã gợi lên được biến thiên thời cuộc. Nhà thơ Tế Hanh có lần đọc tôi nghe một
câu thơ Pháp, đại ý: "Sự thay đổi của một thành phố có khi còn nhanh hơn
nhiều sự thay đổi của trái tim". "Lại về phố chợ" - hẳn tác giả
chẳng quan tâm đến sự đổi thay nền nếp sinh hoạt. Với anh điều ấy không hệ
trọng. Phố cũ là nơi in dấu những kỷ niệm của anh gắn với một người. Người ấy
bây giờ đã yên bề như mọi người phụ nữ trên đời. Tác giả gọi sự "yên
bề" ấy là:
Vườn
em cây trái đèo bòng
Thực
rõ, vườn ở đây không phải là vườn hiểu theo nghĩ đen. Đấy là loại vườn - nói
theo kiểu Nguyễn Du "Vườn hồng đâu dám ngăn rào chim xanh". Để hiểu
thêm tính ước lệ của nó, xin đọc câu tiếp sau:
Muốn
vào, e giậu xương rồng răng cưa
Ô
kìa, lạ chưa, khi người ta đã "cây trái đèo bòng", đã "tay bồng
tay mang", có ai lại "dại dột" mà trêu vào cái giậu xương
rồng... răng cưa ấy? Bài học "Giàn thiên lý sắp đổ" (Truyện cười dân
gian Việt Nam) còn đấy. Tác giả biết kìm mình. Anh nói thế là anh bông đùa (vì
không chỉ có mình em ngại chồng em thôi đâu). Nhưng đùa tí chút thôi, tác giả
"đánh trống lảng" sang nơi khác. Anh nhìn đất nhìn trời:
Ngang
chiều thoảng một cơn mưa
"Ngang
chiều" là lưng chiều, "thoảng" thì cũng nhẹ. Nói chung lưng lửng
thoang thoảng vậy. Mưa bóng mây mà, nó đến một chốc rồi nó đi, cũng như tình
cảm con người - sẽ nhanh chóng qua thôi, em đừng lấy làm e ngại. Với tâm trạng
tồn đọng vậy, tác giả bắt gặp những hạt mưa và anh "nhìn" ngay ra:
Giọt
mau hoa cúc, giọt thưa hoa nhài
Có thể nói là những liên tưởng tài tình.
Có thể nói là những liên tưởng tài tình.
Đọc "Phố cũ" của Nguyễn Thái
Sơn, bất chợt tôi nhớ tới một bài thơ của thi sĩ Nga Esenin, cũng lấy bối cảnh
qua nhà người yêu cũ. Chỉ khác là giọng thơ Nguyễn Thái Sơn hóm hỉnh và hồn
hậu, Esenin thì lại có phần chua chát (Đừng
cười khẩy, đôi tay đừng vặn vẹo/ Tôi đã yêu người khác, phải đâu cô/ Lòng dửng
dưng, tôi đi ngang qua ngõ/ Ngước nhìn chơi cửa sổ, bâng quơ). Vả
lại, với Nguyễn Thái Sơn, anh chẳng có gì phải chua chát cả. Bao năm xa xứ, lìa
nhà rồi - còn mong đợi nỗi gì?
Kết
bài, tác giả thu lại "chẳng trách gì em nữa/ Anh chỉ buồn riêng anh"
(thơ Vũ Quần Phương):
Heo
may, rét lộc, rét đài
Áo mình mình vá
Cậy ai bây giờ!
Áo mình mình vá
Cậy ai bây giờ!
Câu
thơ 8 chữ cắt thành 2 dòng, như một cái so vai khi rùng mình thoáng lạnh.
Bài
thơ chỉ 8 câu, có đến 5 câu tác giả dùng những "chất liệu thực vật"
(Ngọc Hà có làng hoa nổi tiếng mà). Này là rêu phong, cây trái, xương rồng, hoa
cúc, hoa nhài, lộc, đài. Cái tình của tác giả cũng thoảng thơm như hương hoa
vậy. Bài thơ ngắn gọn mà giàu sức khơi gợi, dễ "chớm lạnh" vào tình
cảm những người từng có hoàn cảnh và tâm trạng tương tự.
32. mừng…
Được
tin “Người cũ” lấy chồng
Mừng em yên phận vẹn
bề
sớm đi bị trách, muộn
về được mong
êm chèo mát mái thuận
dòng
quai mây nhôi lụa
- nón không chòng chành
tóc cằn biếng chải
lại xanh
nhuộm khăn chiết áo
thả mành lựa gương
chẳng còn nghiêng
võng lệch giường
lăn sờn nửa chiếu,
gối trường hai tay
gại kim gỡ chỉ vá may
hoa đèn bấc mới, dầu
đầy miệng chai
đêm trăng cửa chẳng
vội cài
cầu ao khớp mộng, dao
mài bén tay
mắt chưa ráo cạn xót
cay
trời cao còn ngợp,
đất dày vẫn chênh
cành cong chim chợt
rùng mình
xin đừng ai nữa phụ
tình
như ta !...
33. lục bát lỡ nhịp
Nào là “núi lở sông
khô”
nào là “mặn muối,
chua mơ, cay gừng”…
khi yêu thề biển hẹn
rừng
hết yêu tỉnh mặt quay
lưng giữa cầu
cái Tình chẳng đến
mai sau
cái Nhân cái Nghĩa
trong nhau
đã từng…
không cùng “bện chỉ
chắp thừng”
người dưng
Ai nỡ dửng dưng
với Người…
34. vu vơ
Ngày trông
Tháng đợi
Năm chờ…
một Người Quên
một Người Khô
một Đời !
35. hoa cau
Cây trúc héo từ lá từ
cành
trái bưởi đắng tại
nhân bởi vỏ
tình em như mía như
gừng
mía hết ngọt gừng
thôi cay
taii mưa bởi gió
có trách gì em đâu !
hoa cau rụng ấy mà
em rối bước
né làm gì hoa rụng
mỗi ngày đôi lần bồng
con qua ngõ nhà anh
chỉ tội mẹ già
sao lại tai ác thế
- cái nhà trẻ ấy ở ngay trước cửa nhà mình !
36. nho
Anh đến tìm hoa thì hoa đã nở (ca dao)
Quả chin ngọt lành
chùm người hái
chùm chim ăn
chùm rã cuống rơi
anh tìm được đến nơi
mùa Nho đã qua
dây khô
lá héo…
chẳng lẽ lại ngồi
dưới gốc đợi mùa sau
chẳng lẽ than thở
dưới dàn Nho xơ sác
chẳng lẽ tìm nhặt hạt
Nho đang nảy mầm trong đất
chẳng nỡ bắt Nho đau
như lòng mình
đàn ong bay qua
cánh mỏng dính nhụy
hoa vàng
vườn cây rung
làn gió quen lướt qua
phảng phất mùi Nho
chin ?
anh uống lẫn nước mắt
rơi lệch chén
Nho hoá Rượu cay nồng
thoát xác đáp đền Anh ?
05/10/1990
PHẦN III: từ bài 37 đến bài 54
- hết tập
37. trước
quyển Lịch Thế kỉ Hai mươi
Chào đời ở trang này
khép mắt ở trang kia
mỗi kiếp Người dăm
chục tờ giấy mỏng (*)
ngày tháng năm sinh
dãy số vừa ấm
nóng
đã lạnh băng
- chớp mắt của Thời Gian…
đèn vừa thắp
bấc mới cuộn vòng
dầu sóng sánh đầy
lửa mập tròn búp lá
mười tám tuổi lơ ngơ
đồng đội tôi gục ngã
mười tám tờ lịch
đời người lính
chưa khô nước nhấm đầu ngón tay !
“Lich Thế kỉ Hai
mươi”
run rẩy nâng
nhẹ bẫng
trên tay
bao đảng phái ra đời
bao chế độ suy vong
bao thiên tài nhắm
mắt
đất bao lần thay chủ
Được
Thua
Còn
Mất
Nhân Loại quẩn quanh
trong chiếc nong tròn
đi mỏi gối lại
về...chỗ cũ ?
“Lich Thế kỉ Hai
mươi”
mỗi trang giấy mỏng
gói triệu kiếp Người !
Nhân loại hôn nay rồi
cũng thành Người Thiên cổ
lãnh tụ ư
thiên tài ư
sai lầm ư
sáng suốt ư
hậu thế quên những ai
đáng quên
nhớ những gì phải nhớ
xương của ai chả
trắng
máu thời nào chẳng đỏ
!
SG, 1994. Sửa lại: 2004
___________________
(*)
Lịch Thế kỉ Hai mươi, liệt kê từ năm 1001 đến năm 2000,
Mỗi năm thể hiện trên hai trang giấy.
NĂM BÀI THƠ THẬT ĐẸP CỦA NGUYỄN THÁI SƠN
http://lyphuonglien.blogspot.com/2012/03/nam-bai-tho-that-ep-cua-nguyen-thai-son.html
Nguyễn Nguyên Bảy
Nguyễn Nguyên Bảy
Mời mình
nghe Lục Bát Nguyễn Thái Sơn, trước khi lên đò ngang sang chợ bến. Tôi nói với
mình cùa tôi như thế và ngân nga:
.
nông sâu cũng Bến - Trần - Gian
đời Người trôi dạt lang bang cọng bèo
một thời cay cực đói nghèo
một đời mê muội
cháy vèo thành tro…
đời Người trôi dạt lang bang cọng bèo
một thời cay cực đói nghèo
một đời mê muội
cháy vèo thành tro…
.
Mình của
tôi nghe thoang mà bảo: Thơ hay quá nhưng buồn...
Tôi mới bảo với mình của tôi, tuổi Nguyễn Thái Sơn chắc cũng lứa U 70, là anh đoán vậy, vì hai mươi tuổi cầm súng đi chiến trướng, còn sống trở về và sống thêm sắp bốn chục năm trong hòa bình. Tuổi lứa U70, mình ơi, thơ ai viết đẹp không buồn? Tôi dừng nói, đưa tay vơ tiếp những thanh âm thơ Sơn đang lượn bay trong gió nghĩ.
Tôi mới bảo với mình của tôi, tuổi Nguyễn Thái Sơn chắc cũng lứa U 70, là anh đoán vậy, vì hai mươi tuổi cầm súng đi chiến trướng, còn sống trở về và sống thêm sắp bốn chục năm trong hòa bình. Tuổi lứa U70, mình ơi, thơ ai viết đẹp không buồn? Tôi dừng nói, đưa tay vơ tiếp những thanh âm thơ Sơn đang lượn bay trong gió nghĩ.
.
đĩa đèn vừa thắp bấc mới cuộn vòng
dầu sóng sánh đầy
lửa mập tròn búp lá
mười tám tuổi lơ ngơ đồng đội tôi gục ngã
mười tám tờ lịch
đời người lính
- chưa khô nước nhấm đầu ngón tay !
dầu sóng sánh đầy
lửa mập tròn búp lá
mười tám tuổi lơ ngơ đồng đội tôi gục ngã
mười tám tờ lịch
đời người lính
- chưa khô nước nhấm đầu ngón tay !
.
Hình như
mình của tôi muốn chen ngang câu gì đó, nhưng thấy tay tôi đang khoa khoa đều
nhịp như hái hoa bắt bướm như khua mái chèo, mình biết là hồn tôi đang bị thơ
bắt đi và hẳn là trong mang mang mơ hồ ấy còn lâu mới về. Là bởi sau mỗi khi
dìm mình trong câu thơ đẹp của bắng hữu, tôi vẫn nói với mình của tôi như thế
và năn nỉ, những lúc ấy, dù có yêu anh đến mấy cũng đừng hôn anh.
.
dọc ngang dăm bảy thế cờ
nước hay thì ít nước sơ lại nhiều
mới ban mai đã xế chiều
già mau do phận buồn nhiều bởi thơ
nước hay thì ít nước sơ lại nhiều
mới ban mai đã xế chiều
già mau do phận buồn nhiều bởi thơ
.
Khooái
sướng cạn bốn câu thơ trên, cất tiếng gọi Mình ơi. Chỉ nghe cánh cửa bảo: Bà
nhà đã lên đò sang chợ. Thoáng bực vì bỗng thiếu người chia sướng. Một mình
ngẩn ngơ. Rồi nghĩ làn man, chỉ có mỗi một việc rau giá cá đậu cho sinh tồn
sinh lý mà hôm nào cũng lội đò sang chợ. mới ban mai đã xế chiều ý này chúng ta đã gặp nhau,
khoảng năm 1970, mình đã viết " Chưa sáng đã chiều, thời gian chảy
máu", tất nhiên câu thơ của Sơn hay hơn nhiều, sắc sảo hơn nhiều. Nghĩ
vậy, lại tiếp ngân nga:
.
bụi tinh vân kết Hệ Thiên Hà
làm nên thi ca viết thành lịch sử
đóng đàn dương cầm đúc bom nguyên tử
sinh ra em ra tôi
làm nên thi ca viết thành lịch sử
đóng đàn dương cầm đúc bom nguyên tử
sinh ra em ra tôi
.
Nguyễn
Thái Sơn, bạn ơi, thơ đẹp nhưng buồn quá. Mình của tôi lúc nãy nói thế và may
mà chỉ nói thoang thoang rồi vội ra chợ, may mà mình xuống đò, sông nước mùa
này đang thu, và cũng may mà lòng
em cũng đủ nhuộm mầu thu vui...(thơ LPL) nên mình sẽ vui suốt sáng
nay.
Lát nữa
mình của tôi về, chắc chắn mình của tôi sẽ đọc 5 bài thơ đẹp nhưng buồn này của
bạn. Và mong các bạn đọc của tôi cũng mở lòng như tôi và mình của tôi chào đọc
thơ Nguyễn Thái Sơn.
.
Nguyễn
Nguyên Bảy
38. nguyện
cầu
Lời em bé mồ côi
Chiếc đồng hồ chết
lên dây cót đồng hồ
lại chạy
dòng suối mùa nắng
cạn khô
mùa mưa tuôn chảy
mặt trời tắt
sau một đêm lại mọc ở
cuối chân trời
những nấm gò trơ trụi
ngoài đồng
Hạ chí cỏ tàn
Thanh minh xanh biếc
Chỉ có Bố Mẹ em
đi mãi
không về
biền biệt !...
em cầu mong Sự Sống
trường tồn
Linh Hồn bất diệt
sau “giấc ngủ” Bố Mẹ “phục sinh”
nếu không được trở
lại làm Người
thì làm Đá Núi, Cây Rừng
hoá Vạt Mây bay, làm
Giòng Suối mát
em nguyện cầu
Cái Chết
khởi đầu
một Đời Sống khác !
39. cát
bụi
40. lửa
diêm
Từ
trong sâu thẳm bóng đêm
kiếp Người loé ngọn lửa diêm rồi tàn
lại vô cùng tận Thời Gian
vực sâu không đáy mắt sàng hư vô
kiếp Người loé ngọn lửa diêm rồi tàn
lại vô cùng tận Thời Gian
vực sâu không đáy mắt sàng hư vô
dọc ngang dăm bảy thế cờ
nước hay thì ít nước sơ lại nhiều
mới ban mai đã xế chiều
già mau do phận buồn nhiều bởi thơ
suối kia nước chảy lạc bờ
sông này chết nghẹn cạn khô giữa chừng
vàng tâm mục nát trong rừng
lồ ô vừa nhú chồi măng đã tàn
nông sâu cũng Bến - Trần - Gian
đời Người trôi dạt lang bang cọng bèo
một thời cay cực đói nghèo
một đời mê muội
- cháy vèo thành tro…
41. Thăm
mộ chiều cuối năm
Vạt đồi yên nghỉ bao
Đồng Đội
Nhang Trầm
một thẻ
biết
làm sao
thắp lên
đành cắm nơi đầu Gió
Hương
Khói
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét